Chậm kinh 2 tháng có sao không?

Lượt xem: 20466

Đối với hầu hết phụ nữ, việc chậm kinh 2 tháng thường là dấu hiệu có thai. Nhưng đối với các bạn nữ chưa quan hệ tình dục, 2 tháng không có kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến tình trạng sức khỏe hoặc chế độ sinh hoạt. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã nhận được thắc mắc của một bạn nữ về vấn đề “Chậm kinh 2 tháng có sao không”. Cùng lắng nghe tâm sự của bạn gái và những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh xung quanh vấn đề này.

Hỏi:

Chào bác sĩ! Em năm nay 20 tuổi, đang là sinh viên năm 2 của một trường đại học tại Hà Nội. Chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của em là vào 03/03 và chu kỳ hành kinh kéo dài khoảng 1 tuần. Từ đó đến nay đã 2 tháng rồi mà em vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại. Mặc dù trước đó chu kỳ kinh nguyệt của em không đều đặn, nhưng tháng nào em cũng có kinh nguyệt. Em cũng đã lên mạng tìm hiểu chậm kinh là như thế nào thì chỉ thấy nói đến nó là biểu hiện của việc mang thai. Tuy nhiên, em chưa hề quan hệ tình dục với ai nên điều đó là không thể xảy ra. Em cảm thấy rất lo lắng không biết mình có bị bệnh gì không. Mong bác sĩ giúp em giải đáp câu hỏi: “chậm kinh 2 tháng có sao không?”. Em xin cảm ơn ạ.

L.H (Hải Phòng)

Trả lời:

Bạn H thân mến !

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

2 tháng không có kinh nguyệt

Chậm kinh 2 tháng có sao không?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ kéo dài từ 28 đến 35 ngày. Nếu bạn có chu kỳ dài (gần 35 ngày), bạn chỉ có thể có khoảng 11 chu kỳ trong một năm và nếu bạn có chu kỳ ngắn hơn, bạn có thể có đến 13.

Vì bạn có chia sẻ là mình chưa từng quan hệ tình dục, nên nguyên nhân chậm kinh 2 tháng do mang thai và sinh sản có thể được loại trừ. Những nguyên nhân khác có thể khiến bạn bỏ lỡ chu kỳ kinh nguyệt của mình:

Căng thẳng (Stress): Căng thẳng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng chấm dứt trong một khoảng thời gian không xác định hoặc cho đến khi trạng thái căng thẳng kết thúc. Nguyên nhân là do khi phụ nữ bị căng thẳng có thể làm cho vùng dưới đồi ngừng sản xuất hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Béo phì hoặc giảm cân quá độ: Có quá nhiều tế bào mỡ thừa làm tăng mức độ sản sinh estrogen và các tế bào mỡ quá ít cũng có nghĩa là lượng estrogen quá ít. Cả hai trường hợp đều có thể gây ra chậm kinh. Khi estrogen được cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bình thường.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là một rối loạn mãn tính liên quan đến nội tiết ở phụ nữ. Buồng trứng không thể sản xuất các nang trứng theo đúng tỉ lệ bình thường, khiến trứng rụng thưa hoặc không rụng trứng. Việc này biểu hiện qua tình trạng kinh nguyệt không đều hay 2 -3 tháng không có kinh nguyệt. Các triệu chứng khác của rối loạn này là lượng đường trong máu tăng, béo phì ở một số phụ nữ.

Bệnh về tuyến giáp: Nếu bị bạn bệnh về tuyến giáp, sự thay đổi hormone có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Các triệu chứng đi kèm là: rụng tóc, tay run rẩy, giảm cân, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.

Các bất thường khác của hệ thống sinh sản: Vấn đề sẹo từ việc phẫu thuật tử cung, hoặc các khiếm khuyết bẩm sinh của tử cung và sự tắc nghẽn đóng mở âm đạo có thể gây cản trở sự xuất huyết bình thường hàng tháng.

Phải làm gì nếu bạn bị chậm kinh 2 tháng?

Nếu bạn không có kinh nguyệt trong 2 tháng liên tiếp, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám phụ khoa để kiểm tra để xác định nguyên nhân của việc chậm kinh.

Nhưng trước hết bạn có thể thay đổi chế độ sinh hoạt để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.

Ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể từ đó tránh được vấn đề chậm kinh. Cùng với đó, bạn cũng nên hạn chế thức khuya, điều đó khiến ức chế các hoạt động của quá trình “sản xuất” kinh nguyệt.

Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, rau xanh, ăn nhiều trái cây màu đỏ đậm, giàu ka-li, bổ sung protein trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng rất tốt cho chu kỳ kinh nguyệt, giúp khắc phục chứng rối loạn kinh nguyệt.

Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, chiên xào và tránh uống rượu, bia, các đồ uống có cồn.

Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giảm căng thẳng do công việc và học tập. Bạn có thể tập một vài bài tập nhẹ vào buổi sáng lúc thức dậy.

Hy vọng những giải đáp trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng chậm kinh 2 tháng nhưng không có thai của mình. Ở đây chúng tôi đề xuất một vài giải pháp nhưng tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của mình vẫn bình thường, cũng như loại trừ tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như đã đề cập ở trên. Mọi ý kiến thắc mắc về bệnh phụ khoa khác các bạn gái có thể liên hệ theo số hotline 0394 976 999 để được các chuyên gia giải đáp miễn phí.

Đánh giá: 
Chậm kinh 2 tháng có sao không?
Điểm trung bình:  8.6 /  10 (  495 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?