- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Chậm kinh có phải đã mang thai không?
Chậm kinh có phải đã mang thai không?
-
Cập nhật lần cuối: 08-04-2017 14:37:34
-
Nhiều chị em khi bị chậm kinh đã rất lo lắng, không biết chậm kinh có phải mang thai không? Chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết: “Mặc dù chậm kinh là một trong số những dấu hiệu mang thai, nhưng khi chậm kinh chị em đừng vội nghĩ là mình đã có thai vì chậm kinh còn do rất nhiều nguyên nhân khác như vấn đề sinh lý, vấn đề bệnh lý...”
Hỏi
Em và bạn trai có “gần gũi” với nhau, anh ấy có cho vào trong của em nhưng lại đưa ra ngay và chưa xuất tinh gì cả. Sau đó chúng em chỉ có quan hệ bằng miệng. Bình thường chu kỳ kinh của em là ngày 22 hàng tháng, tuy nhiên đến giờ là ngày 27 em vẫn chưa thấy dấu hiệu hành kinh. Em đang rất lo lắng, liệu bị chậm kinh có phải mang thai không? Em có dùng que thử thai rồi nhưng que thử thai chỉ báo một vạch đó (Nghĩa là chưa có gì). Mong bác sĩ của phòng khám tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!
Em gái giấu tên (Hà Nội)
Trả lời
Chào bạn!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho phòng khám. Vấn đề của bạn gặp phải không phải là số ít. Một số trường hợp bệnh nhân do những hiểu biết ít ỏi về sức khỏe sinh sản và việc quan hệ tình dục mà ngộ nhân về việc chậm kinh nguyệt ở phụ nữ là có thai, hoặc cũng có những trường hợp mang thai ngoài ý muốn do không nắm bắt được biện pháp phòng tránh. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin có những tư vấn cụ thể như sau:
Chậm kinh chưa chắc đã là mang thai
Điều kiện để mang thai đó là trứng phải gặp được tinh trùng, nghĩa là bạn phải có quan hệ tình dục (không sử dụng biện pháp bảo vệ) thì mới xảy ra trường hợp mang thai. Xác suất trứng gặp được tinh trùng để thụ thai cũng chỉ cao nhất vào thời điểm rụng trứng của người nữ, ngoài ra những ngày khác khi quan hệ vẫn có khả năng mang thai nhưng thấp hơn nhiều. Khi trứng gặp được tinh trùng và thụ thai, dấu hiệu nhận biết có thai nhanh nhất mà bạn vẫn thường thấy là bị chậm kinh nguyệt, bên cạnh đó là một số biểu hiện khác như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn... Tuy nhiên, bạn đừng lầm tưởng cứ có quan hệ tình dục rồi chậm kinh là dấu hiệu mang thai, chậm kinh còn do rất nhiều nguyên nhân khác.
- Chậm kinh nguyệt 5 ngày thử que một vạch có phải có thai không?
- Một tháng có kinh nguyệt 2 lần nguy hiểm không?
- Kinh nguyệt ra ít và những điều chị em nên biết.
- Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt đơn giản mà hiệu quả.
Các nguyên nhân dẫn đến chậm kinh
Nguyên nhân bệnh lý
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chậm kinh ở phụ nữ. Rất nhiều trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt mà biểu hiện cụ thể là chậm kinh do nguyên nhân bệnh lý. Một số vấn đề về bệnh lý là những nguyên nhân chậm gây kinh nguyệt như:
Tuyến giáp bất thường: Tuyến giáp nằm ở cổ, có tác dụng điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với các bộ phận khác của cơ thể giúp cho cơ thể luôn vận hành tốt. Tuy nhiên, khi bạn bị rối loạn tuyến giáp hoặc bị mất cân bằng tuyến giáp thì chu kỳ hành kinh của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng
Hội chứng buồng trứng đa nang: Bệnh này gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể người nữ, làm thay đổi hàm lượng estrogen, progesteron có thể gây hạn chế rụng trứng, thậm chí một vài trường hợp có thể bị mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều (vài tháng mới hành kinh một lần)
Một số những bệnh mãn tính khác: Bất cứ một bệnh mãn tính nào đó cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cơ thể và có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, ví dụ như bệnh celiac...
Nguyên nhân sinh lý
Nguyên nhân sinh lý ở đây đó chính là sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể qua các giai đoạn như dậy thì, mang thai, sinh con và mãn kinh. Trong những giai đoạn này, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện thường xuyên như chậm kinh, rong kinh, đau bụng kinh, thưa kinh... Đặc biệt ở giai đoạn dậy thì và mãn kinh thì vấn đề rối loạn kinh nguyệt lại càng biểu hiện cụ thể hơn.
Một số những nguyên nhân dẫn đến chậm kinh khác
Do giảm cân quá nhiều hoặc tập luyện thể thao quá sức
Khi bạn ở chế độ ép cân thì cơ thể bạn sẽ có những biến đổi lớn, năng lượng trong cơ thể, hoạt động trao đổi cũng sẽ có những thay đổi nhất định gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nhiều trường hợp chị em giảm cân không ăn uống hoặc ăn uống thất thường còn dẫn đến mất kinh hẳn hoặc vài tháng mới xuất hiện kinh nguyệt một lần.
Ngoài ra, lao động quá sức hoặc tập luyện quá sức cũng là nguyên nhân bị trễ kinh nguyệt, nếu kéo dài lâu mà không có sự điều chỉnh còn dẫn đến mất kinh.
Stress, căng thẳng
Yếu tố tâm lý đặc biệt quan trọng, nó cũng có những ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh của bạn. Thường xuyên căng thẳng, thức khuya quá nhiều sẽ gây ức chế đến quá trình sản sinh estrogen, làm dày thành tử cung, dẫn đến hiện tượng chậm kinh hoặc mất kinh.
Sử dụng các biện pháp tránh thai
Thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai... là những yếu tố tác động trực tiếp đến kỳ kinh của bạn, nó có thể là nguyên nhân gây trễ kinh, thưa kinh, rong kinh... Khi bạn ngưng sử dụng các hình thức tránh thai thì vài tháng sau, kinh nguyệt của bạn có thể trở lại bình thường.
Bạn thân mến! Trường hợp của bạn đã có quan hệ tình dục với bạn trai mà không sử dụng biện pháp bảo vệ, mặc dù quan hệ không xuất tinh nhưng khả năng có thai vẫn có thể xảy ra. Giờ bạn cũng đang bị chậm kinh 5 ngày so với dự kiến, bạn có thể chờ đến 10 ngày rồi thử lại bằng que thử thai để biết kết quả, nếu vẫn báo kết quả một vạch đỏ thì bạn có thể yên tâm là mình không có thai. Trong trường hợp, chậm kinh kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như đau bụng dưới, mệt mỏi, sốt hoặc ớn lạnh... thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề “Chậm kinh có phải đã mang thai không?”, bạn liên hệ số máy 0394 976 999 để được các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Triệu chứng khi có kinh nguyệt
Trước ngày hành kinh khoảng 1 tuần, những triệu chứng khi có kinh nguyệt đã bắt đầu xuất hiện. Với những người kỳ kinh không đều thì khó nhận biết nhưng với những người kỳ kinh đều...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đều có bị vô sinh không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, em năm nay 26 tuổi, em lấy chồng đã 2 năm nay, vợ chồng em vốn có ý định cưới xong sẽ có em bé ngay chứ không “kế hoạch” gì, với chồng em thường xuyên đi làm xa nên...Xem chi tiết
-
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?
Khi bước vào tuổi dậy thì các bạn gái sẽ có những thay đổi quan trọng đánh dấu sự trưởng thành, trong đó sự xuất hiện của kinh nguyệt là một dấu hiệu rõ ràng và đặc biệt nhất. Tuy...Xem chi tiết
-
Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, con gái tôi năm nay 18 tuổi, cháu có kinh được 4 năm rồi. Mỗi lần cháu có kinh là mỗi lần cháu nó rất khổ sở vì đau bụng kinh. Hai năm đầu cháu đau...Xem chi tiết
-
Làm sao để kinh nguyệt đều đặn trở lại?
Có lẽ những chị em nào ở trong hoàn cảnh “Đèn đỏ thất thường” mới thực sự hiểu được cảm giác khó chịu và sự lo lắng. Chính vì thế mà “Làm sao để kinh nguyệt đều đặn trở...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đến sớm có sao không?
Kinh nguyệt không đều luôn là nỗi lo lắng của các chị em phụ nữ. Đặc biệt là khi kinh nguyệt đến sớm mà không hề có dấu hiệu nào báo trước khiến chị em không kịp chuẩn bị. Phòng khám...Xem chi tiết