- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- 5 cách làm cho kinh nguyệt đều đặn trở lại
5 cách làm cho kinh nguyệt đều đặn trở lại
-
Cập nhật lần cuối: 18-07-2018 08:41:26
-
Có lẽ những chị em nào ở trong hoàn cảnh “Đèn đỏ thất thường” mới thực sự hiểu được cảm giác khó chịu và sự lo lắng. Chính vì thế mà “Làm sao để kinh nguyệt đều đặn trở lại” là mối quan tâm hàng đầu của những chị em rơi vào hoàn cảnh này. Kể cả những chị em không gặp phải trường hợp rối loạn kinh nguyệt thì cũng nên tự tìm hiểu để “bỏ túi” những kinh nghiệm quý báu giúp khắc phục tình trạng kinh nguyệt thất thường, vì rất có thể ở một giai đoạn nào đó như khi mang bầu, sau sinh hoặc bất ngờ mắc bệnh phụ khoa thì chị em cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ “Đèn đỏ thất thường”.
Làm sao để kinh nguyệt trở nên đều đặn
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Đối với những bạn nữa chưa trưởng thành thì chu kỳ kinh dao động từ 21-45 ngày, còn đối với phụ nữ trưởng thành chu kỳ kinh thường dao động trong khoảng từ 28-35 ngày. Chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh, màu sắc máu kinh đều có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của chị em. Nếu một người phụ nữ có chu kỳ kinh đều đặn thì điều đó có nghĩa là nội tiết tố nữ trong cơ thể bạn đang hoạt động bình thường.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Có nhiều nguyên nhân tác động khiến cho chu kỳ kinh của bạn trở nên thất thường, trong đó đáng chú ý nhất vẫn là một số nguyên nhân sau đây:
Sự mất cân bằng nội tiết tố
Mắc các bệnh phụ khoa: Bao gồm viêm nhiễm các cơ quan sinh dục, u nhú, thiếu dinh dưỡng, rối loạn chức năng nội tiết như tuyến giáp, thượng thận, bệnh đái đường...
Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của bạn như thuốc điều hòa nội tiết, thuốc tránh thai, thuốc an thần...
Vận động quá sức: Tất cả những hình thức như tập luyện thể dục- thể thao, lao động nặng nhọc... đều gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì thế, bạn nên chú ý điều chỉnh chế độ tập luyện và lao động để đảm bảo không ảnh hưởng đến việc hành kinh.
Sử dụng quá nhiều chất kích thích: Việc sử dụng thường xuyên các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê... cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ kinh của người phụ nữ. Nếu như bạn ăn quá nhiều chất đạm, những đồ cay nóng hoặc những thực phẩm chứa nhiều chất béo thì có thể gây nên tình trạng chậm kinh, mất kinh hoặc máu kinh ra ồ ạt.,
Stress hoặc căng thẳng: Đây là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau, trong đó có rối loạn kinh nguyệt. Stress hoặc căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của cơ thể bạn, gây rối loạn nội tiết tố nữ và tác động đến chu kỳ kinh của bạn.
Một số cách giúp kinh nguyệt đều đặn trở lại
Bạn có chu kỳ kinh thất thường “mãn tính” hoặc đột nhiên “đèn đỏ thất thường” do một nguyên nhân nào đó thì đều cần lưu ý những kinh nghiệm sau đây để có thể giúp kinh nguyệt trở lại đều đặn.
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt đơn giản mà hiệu quả.
Tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
Bạn nên có cho mình một cuốn sổ nhỏ để tự theo dõi chu kỳ kinh của chính bản thân, ghi lại ngày bắt đầu kỳ kinh và ngày kết thúc, các dấu hiệu trước, trong và sau khi hành kinh. Bên cạnh đó, bạn cần để ý những dấu hiệu báo hiệu ngày rụng trứng. Cách này, vừa giúp chị em khắc phục được tình trạng rối loạn kinh nguyệt lại có thể chủ động lên kế hoạch mang thai được.
Cải thiện chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống quyết định rất lớn đến chu kỳ kinh của bạn như đã nói ở trên. Vậy nên, bạn cần chú ý đến điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, tăng cường chất xơ, acid folic, omega 3, các loại vitamin và khoáng chất...Bên cạnh đó bạn cần giảm đồ tinh bột, chất béo và các đồ ăn cay nóng. Chế độ ăn uống khoa học là cách đơn giản mà lại cho hiệu quả tuyệt vời trong việc giúp cân bằng nội tiết tố nữ và ổn định chu kỳ kinh của bạn.
Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý
Thường xuyên thức khuya, thường xuyên lao động nặng nhọc hoặc gặp những áp lực trong công việc là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt thất thường. Vì thế, điều bạn cần làm là sắp xếp công việc hợp lý để dành thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức, tuyệt đối không nên thức khuya. Tuân thủ đúng những nguyên tắc này chính là cách giúp bạn đảm bảo được sức khỏe và ổn định được chu kỳ kinh nguyệt.
Tăng cường luyện tập thể dục- thể thao phù hợp với cơ địa của bạn
Những bài tập như erobic, tập gym, bơi... là các hình thức tập luyện giúp giải phóng năng lượng và điều hòa nội tiết tố ở nữ giới, giúp bạn duy trì sức khỏe, hành kinh đều đặn
Thăm khám phụ khoa theo định kỳ
Đây là việc luôn được các chuyên gia y tế khuyến cáo nhưng thực tế lại ít chị em duy trì được điều này. Thăm khám phụ khoa định kỳ không những giúp bạn phát hiện nhanh chóng các vấn đề bệnh lý bất thường, tầm soát được những bệnh nguy hiểm mà còn nhận được những chia sẻ hữu ích của bác sĩ về vấn đề bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Không khó khăn để có thể giúp kinh nguyệt đều đặn trở lại, điều quan trọng là thái độ của chị em trong việc phòng và khắc phục rối loạn kinh nguyệt như thế nào. Chỉ cần chị em thực hiện đúng những lời khuyên của bác sĩ trong việc khắc phục rối loạn kinh nguyệt thì bạn sẽ không cần phải lo lắng về “ngày đèn đỏ” của mình nữa. Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ số máy 0394 976 999 để được các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Triệu chứng khi có kinh nguyệt
Trước ngày hành kinh khoảng 1 tuần, những triệu chứng khi có kinh nguyệt đã bắt đầu xuất hiện. Với những người kỳ kinh không đều thì khó nhận biết nhưng với những người kỳ kinh đều...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đều có bị vô sinh không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, em năm nay 26 tuổi, em lấy chồng đã 2 năm nay, vợ chồng em vốn có ý định cưới xong sẽ có em bé ngay chứ không “kế hoạch” gì, với chồng em thường xuyên đi làm xa nên...Xem chi tiết
-
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?
Khi bước vào tuổi dậy thì các bạn gái sẽ có những thay đổi quan trọng đánh dấu sự trưởng thành, trong đó sự xuất hiện của kinh nguyệt là một dấu hiệu rõ ràng và đặc biệt nhất. Tuy...Xem chi tiết
-
Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, con gái tôi năm nay 18 tuổi, cháu có kinh được 4 năm rồi. Mỗi lần cháu có kinh là mỗi lần cháu nó rất khổ sở vì đau bụng kinh. Hai năm đầu cháu đau...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đến sớm có sao không?
Kinh nguyệt không đều luôn là nỗi lo lắng của các chị em phụ nữ. Đặc biệt là khi kinh nguyệt đến sớm mà không hề có dấu hiệu nào báo trước khiến chị em không kịp chuẩn bị. Phòng khám...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu là dấu hiệu gì?
Kinh nguyệt bất bình thường là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em. Một trong số những vấn đề phải kể đến đó là “Kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu”. Các chuyên gia của phòng khám đa khoa...Xem chi tiết