- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Kinh nguyệt không đều: nguyên nhân và cách điều trị
Kinh nguyệt không đều: nguyên nhân và cách điều trị
-
Cập nhật lần cuối: 13-05-2017 09:59:34
-
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài từ 28 đến 35 ngày. Số ngày hành kinh khoảng từ 3-7 ngày. Các thống kê chỉ ra rằng, khoảng 30% phụ nữ có kinh nguyệt không đều ít nhất một lần trong đời. Kinh nguyệt không đều nguyên nhân là do đâu, và khi có những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt có cần điều trị không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua những chia sẻ của các bác sĩ từ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh.
Như thế nào được gọi là kinh nguyệt không đều?
Kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng là một dấu hiệu tốt cho thấy các hormone và nội tiết tố trong cơ thể được cân bằng và hệ thống sinh sản đang hoạt động bình thường. Khi xuất hiện các biểu hiện kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Những dâu hiệu, triệu chứng khi bị kinh nguyệt không đều:
Khoảng thời gian giữa mỗi chu kỳ bắt đầu thay đổi
Số ngày trong mỗi chu kỳ cũng thay đổi, ngắn hơn hoặc kéo dài hơn.
Lượng máu mất đi trong giai đoạn hành kinh có dấu hiệu thay đổi: từ ít sang nhiều và ngược lại.
Để xác định có đang bị bệnh kinh nguyệt không đều hay không, bạn bắt đầu tính từ ngày cuối cùng của chu kỳ trước và ngưng tính vào ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp. Nếu số ngày bạn bị ngưng chu kỳ và giai đoạn bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt khác nhau đáng kể mỗi tháng thì bạn đang gặp phải vấn đề kinh nguyệt không đều.
- Kinh nguyệt không đều sau sinh có đáng lo không?
- Kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không?
Tại sao kinh nguyệt không đều?
Nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều. Sự thay đổi về lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể bạn có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh bình thường của bạn. Đó là lý do tại sao bạn gái trẻ trải qua giai đoạn dậy thì và phụ nữ đang mãn kinh thường có kinh nguyệt không đều.
Các nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều bao gồm:
Tập thể dục quá sức hoặc ăn kiêng: Tập thể dục quá nhiều có thể làm giảm thời gian chảy máu kinh nguyệt và đôi khi có thể dẫn tới không có kinh nguyệt. Thiếu cân, ăn kiêng, rối loạn ăn uống, hoặc bệnh tật, có thể có tác động tương tự.
Stress: Căng thẳng kéo dài, áp lực, suy nghĩ, lo lắng quá nhiều, tâm trạng mất ổn định... có thể phá vỡ với sự cân bằng hormone, gây ra một khoảng thời gian nhỡ và dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn, làm bạn bị mất kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Hội chứng này gây ra các u nang ở trong buồng trứng, gây trở ngại cho sự rụng trứng. Ngoài ra, buồng trứng đa nang còn có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Các bệnh khác: Các rối loạn tuyến giáp có thể gây ra kinh nguyệt không đều nếu nồng độ hormone tuyến giáp trong máu quá thấp hoặc quá cao.
Tuổi tác: Khi các bạn gái có kinh nguyệt lần đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái không phải lúc nào cũng đúng lịch trình mỗi tháng. Có thể mất vài năm để chu kỳ kinh nguyệt trở nên ổn định. Ngoài ra, kinh nguyệt không đều cũng là dấu hiệu phổ biến ở phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Khi nào bạn nên quan tâm đến dấu hiệu kinh nguyệt không đều?
Kinh nguyệt bị mất hoặc không đều có thể là triệu chứng đầu tiên báo hiệu cơ thể bạn cần sự chăm sóc y tế. Nếu bạn gặp tình trạng hành kinh không đều thường xuyên, bạn đi xét nghiệm về PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) vì PCOS ảnh hưởng đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn cũng nên đi khám để xác định mình có mắc bệnh liên quan đến rối loạn tuyến giáp và các bệnh khác hay không.
Mặc dù mang thai cũng có thể gây nên kinh nguyệt không đều, nhưng bạn vẫn cần phải khám bác sĩ để đảm bảo rằng không có gì nghiêm trọng đang xảy ra. Chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng khiến cho bạn khó có thể mang thai hơn, đặc biệt là nếu bạn không rụng trứng mỗi tháng.
Cách điều trị kinh nguyệt không đều
Khi gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, rất nhiều chị em có lo lắng, băn khoăn không biết thế nào để kinh nguyệt trở về trạng thái ổn định. Khi kinh nguyệt không đều phải làm sao?
Nếu kinh nguyệt không đều do stress, căng thẳng, bạn hãy giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, bạn có thể tập yoga và các môn thể thao nhẹ để ổn định tinh thần và cân bằng cuộc sống. Tránh tập thể dục quá sức và cố gắng không ăn kiêng hay ăn quá nhiều, vì làm như vậy có thể bạn đang gián tiếp can thiệp vào chu kỳ kinh nguyệt của mình, gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong cách chữa bệnh kinh nguyệt không đều. Khi cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, hiện tượng kinh nguyệt không đều rất hay xảy ra khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và khó chịu. Bạn nên chú ý bổ sung những thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, vitamin nhóm B, ăn nhiều hoa quả, trái cây. Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá.
Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc trị kinh nguyệt không đều gây hoang mang cho chị em trong việc lựa chọn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc một cách bừa bãi. Bạn nên đến các phòng khám phụ khoa uy tín để được các bác sĩ chuẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp nhất.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Mọi thắc mắc về hiện tượng kinh nguyệt không đều cũng như các bệnh phụ khoa khác, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại 0394 976 999 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Triệu chứng khi có kinh nguyệt
Trước ngày hành kinh khoảng 1 tuần, những triệu chứng khi có kinh nguyệt đã bắt đầu xuất hiện. Với những người kỳ kinh không đều thì khó nhận biết nhưng với những người kỳ kinh đều...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đều có bị vô sinh không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, em năm nay 26 tuổi, em lấy chồng đã 2 năm nay, vợ chồng em vốn có ý định cưới xong sẽ có em bé ngay chứ không “kế hoạch” gì, với chồng em thường xuyên đi làm xa nên...Xem chi tiết
-
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?
Khi bước vào tuổi dậy thì các bạn gái sẽ có những thay đổi quan trọng đánh dấu sự trưởng thành, trong đó sự xuất hiện của kinh nguyệt là một dấu hiệu rõ ràng và đặc biệt nhất. Tuy...Xem chi tiết
-
Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, con gái tôi năm nay 18 tuổi, cháu có kinh được 4 năm rồi. Mỗi lần cháu có kinh là mỗi lần cháu nó rất khổ sở vì đau bụng kinh. Hai năm đầu cháu đau...Xem chi tiết
-
Làm sao để kinh nguyệt đều đặn trở lại?
Có lẽ những chị em nào ở trong hoàn cảnh “Đèn đỏ thất thường” mới thực sự hiểu được cảm giác khó chịu và sự lo lắng. Chính vì thế mà “Làm sao để kinh nguyệt đều đặn trở...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đến sớm có sao không?
Kinh nguyệt không đều luôn là nỗi lo lắng của các chị em phụ nữ. Đặc biệt là khi kinh nguyệt đến sớm mà không hề có dấu hiệu nào báo trước khiến chị em không kịp chuẩn bị. Phòng khám...Xem chi tiết