- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Không có kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không
Không có kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không
-
Cập nhật lần cuối: 04-07-2018 09:09:46
-
Hiện tượng không có kinh nguyệt hoặc thưa kinh (Ví dụ: 3 tháng hoặc hơn 3 tháng mới có kinh 1 lần) thì được gọi chung là vô kinh. Vô kinh có 2 loại đó là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Căn cứ theo tình trạng của mỗi chị em mà bác sĩ sẽ kết luận bạn bị vô kinh ở dạng nào. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ của phòng khám Hưng Thịnh sẽ chia sẻ cụ thể với các chị em về tình trạng không có kinh nguyệt và giải đáp thắc mắc “Không có kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?”.
- Kinh nguyệt ra ít và những điều phụ nữ cần biết
- Chậm kinh nguyệt có phải đã mang thai không?
Không có kinh nguyệt hay còn gọi là hiện tượng vô kinh. Vô kinh có 2 dạng:
Vô kinh nguyên phát: Ngay từ khi dậy thì đã không có kinh.
Vô kinh thứ phát: Trước đó đã có kinh nguyệt nhưng liên tiếp 3 tháng hoặc hơn 3 tháng sau đó vẫn không có kinh trở lại.
Nguyên nhân dẫn đến không có kinh nguyệt
Nguyên nhân chủ quan
Thường là do cơ quan sinh sản của người nữ có cấu tạo bất thường ngay từ khi mới sinh ra như dị tật ở tử cung, không có âm đạo hoặc vách ngăn âm đạo, bị teo tuyến yên, teo buồng trứng, dẫn đến hiện tượng không có kinh nguyệt. Vô kinh một cách tự nhiên thường xuất hiện trong thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ có thai hoặc thời gian cho con bú.
Nguyên nhân khách quan
Có rất nhiều yếu tố khách quan dẫn đến hiện tượng không ra kinh nguyệt ở người nữ. Một vài nguyên nhân dưới đây mà bạn cần chú ý đó là:
Do sử dụng thuốc
- Sử dụng thuốc tránh thai: Rất nhiều chị em “kế hoạch” bằng cách sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày lâu dài. Việc này cũng có thể dẫn đến tình trạng không có kinh nguyệt khi chị em đột ngột dừng thuốc. Sau dừng thuốc, có người thấy xuất hiện kinh nguyệt trở lại ngay nhưng cũng rất nhiều trường hợp mất kinh tới 6 tháng hoặc lâu hơn.
- Sử dụng một số biện pháp tránh thai khác như cấy que tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai... cũng là nguyên nhân dẫn đến mất kinh lâu dài.
- Một số loại thuốc điều trị bệnh khiến chị em rơi vào tình trạng không có kinh nguyệt, các loại thuốc này có thể kể đến như thuốc chống loạn thần kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh ung thư, các loại thuốc kiểm soát huyết áp... những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là rối loạn hooc- môn, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây vô kinh ở nữ giới.
Do vấn đề bệnh lý
Vấn đề bệnh lý cũng là một nguyên nhân rất lớn khiến chị em gặp phải hiện tượng không có kinh nguyệt. Các bệnh này chủ yếu liên quan đến cơ quan sinh sản như hội chứng buồng trứng đa nang, sự cố tuyến giáp, khối u tuyến yên hoặc mãn kinh sớm... Nếu không được điều trị kịp thời thì dễ dẫn đến hiện tượng không có kinh nguyệt kéo dài, thậm chí là bị vô kinh.
Do thói quen hay lối sống hàng ngày của các chị em
Phải kể đến như:
- Luôn bị căng thẳng, stress và áp lực
- Tăng cân hoặc giảm cân quá đà
- Thói quen thức khuya
- Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng
Không có kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?
Không có kinh nguyệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của bạn. Thông thường không có kinh nguyệt hay đi kèm với những triệu chứng bất thường khác như dịch tiết âm đạo, đau đầu, rụng tóc, mọc nhiều lông trên mặt, giảm thị lực...
Với những trường hợp vô kinh nguyên phát do đặc điểm bẩm sinh của cơ quan sinh sản thì việc thụ thai sẽ rất khó khăn. Trong trường hợp này, sự phóng noãn vẫn diễn ra nhưng người nữ vẫn rất khó thụ thai.
Còn với những trường hợp vô sinh thứ phát, người nữ luôn gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt dẫn đến hoạt động rụng trứng cũng không đều đặn. Do đó việc thụ thai cũng rất khó khăn.
Lời khuyên cho các chị em gặp phải tình trạng không có kinh nguyệt đó là nên đi thăm khám bệnh càng sớm càng tốt. Bạn không nên xấu hổ khi nói ra tình trạng bệnh của mình cho mọi người biết vì hiện tượng không có kinh nguyệt có thể xảy ra ở bất cứ người phụ nữ nào. Bạn cũng không nên cố gắng sử dụng những bài thuốc đông y chữa vô kinh khi không có căn cứ khoa học, nhiều chị em sau khi sử dụng còn có hiện tượng bệnh nặng thêm. Vì thế, đến các phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh uy tín là cách tốt nhất để chị em xác định nguyên nhân dẫn đến không có kinh nguyệt, cũng như được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Triệu chứng khi có kinh nguyệt
Trước ngày hành kinh khoảng 1 tuần, những triệu chứng khi có kinh nguyệt đã bắt đầu xuất hiện. Với những người kỳ kinh không đều thì khó nhận biết nhưng với những người kỳ kinh đều...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đều có bị vô sinh không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, em năm nay 26 tuổi, em lấy chồng đã 2 năm nay, vợ chồng em vốn có ý định cưới xong sẽ có em bé ngay chứ không “kế hoạch” gì, với chồng em thường xuyên đi làm xa nên...Xem chi tiết
-
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?
Khi bước vào tuổi dậy thì các bạn gái sẽ có những thay đổi quan trọng đánh dấu sự trưởng thành, trong đó sự xuất hiện của kinh nguyệt là một dấu hiệu rõ ràng và đặc biệt nhất. Tuy...Xem chi tiết
-
Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, con gái tôi năm nay 18 tuổi, cháu có kinh được 4 năm rồi. Mỗi lần cháu có kinh là mỗi lần cháu nó rất khổ sở vì đau bụng kinh. Hai năm đầu cháu đau...Xem chi tiết
-
Làm sao để kinh nguyệt đều đặn trở lại?
Có lẽ những chị em nào ở trong hoàn cảnh “Đèn đỏ thất thường” mới thực sự hiểu được cảm giác khó chịu và sự lo lắng. Chính vì thế mà “Làm sao để kinh nguyệt đều đặn trở...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đến sớm có sao không?
Kinh nguyệt không đều luôn là nỗi lo lắng của các chị em phụ nữ. Đặc biệt là khi kinh nguyệt đến sớm mà không hề có dấu hiệu nào báo trước khiến chị em không kịp chuẩn bị. Phòng khám...Xem chi tiết