- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Kinh nguyệt ra ít và những điều phụ nữ cần biết
Kinh nguyệt ra ít và những điều phụ nữ cần biết
-
Cập nhật lần cuối: 19-04-2017 17:13:23
-
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt khiến không ít chị em phụ nữ phải lo lắng. Trong số đó là hiện tượng kinh nguyệt ra ít. Kinh nguyệt ít thường không nghiêm trọng, nhưng nó vẫn là một sự thay đổi bất thường của cơ thể. Các bác sĩ của phòng khám Hưng Thịnh sẽ chia sẻ cho các chị em một số điều cần biết về hiện tượng kinh nguyệt ra ít.
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài từ 28 – 35 ngày. Trong đó, giai đoạn hành kinh từ 3-7 ngày sẽ lấy đi của chị em khoảng 50-80ml máu kinh. Kinh nguyệt được coi là ra ít nếu thời gian hành kinh dưới 3 ngày và lượng máu kinh ít hơn 20ml/chu kỳ.
- Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa rong kinh.
- Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt đơn giản mà hiệu quả.
- Một tháng có kinh nguyệt 2 lần có nguy hiểm không?
- Đau bụng kinh và cách chữa đau bụng kinh siêu hiệu quả.
Rất khó cho các chị em đo được lượng máu kinh mình đã mất đi, nhưng có thể ước lượng dựa theo số băng vệ sinh mình dùng trong cả chu kỳ. Băng vệ sinh có thể giữ được khoảng 1 thìa cà phê máu kinh nguyệt. Nếu bạn thấy chu kỳ lần này sử dụng ít băng vệ sinh hơn chu kỳ trước thì rất có thể bạn đang có biểu hiện của kinh nguyệt ra ít. Khi có dấu hiệu kinh nguyệt ra ít bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa.
Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít
Tại sao kinh nguyệt ra ít? Những vấn đề sau có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra ít mà chị em phụ nữ cần chú ý:
Mất cân bằng hóc môn
Sự mất cân bằng hóc môn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự mất ổn định của chu kỳ kinh nguyệt, cũng như hiện tượng kinh nguyệt ra ít. Hóc môn estrogen và progesterone sẽ phối hợp chặt chẽ để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nếu một trong hai hóc môn vượt trội hơn cái kia, nó sẽ tạo ra những sự bất thường: chảy máu nhiều, mất kinh nguyệt, kinh nguyệt ra ít. Dưới đây là bốn yếu tố có thể cản trở mức hóc môn của bạn.
Thói quen ăn uống: Cơ thể bạn cần một số chất dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như vitamin A và cholesterol để sản xuất hoóc môn. Nếu bạn có nồng độ progesterone thấp, vitamin C có thể khắc phục điều này. Thay vì luôn phải đếm lượng calo hoặc hạn chế lượng chất béo, protein hãy ăn những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh.
Căng thẳng (stress) thường xuyên: Khi bạn bị căng thẳng một cách không kiểm soát, cơ thể sẽ sản xuất ra một hoóc môn được gọi là cortisol có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng estrogen và progesterone.
Thuốc tránh thai: thuốc ngừa thai có chứa một đến hai loại estrogen nhân tạo hoặc progestin. Chúng có thể gây ra các hình thái chảy máu bất thường (hoặc tạm thời ngưng lại chu kỳ).
Thiếu ngủ: Khi bạn không ngủ đủ từ 8-9 tiếng mỗi đêm, cơ thể có thể sản xuất thêm cortisol – hay còn gọi là hoóc môn stress. Như đã nói ở trên, điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Cho con bú: Nuôi con bằng sữa mẹ có thể gây trở ngại cho quá trình sản xuất hóc môn của cơ thể. Kinh nguyệt ra ít hay vô kinh cũng có khả năng xảy ra. Đây không phải là điều đáng báo động. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bình thường khi bạn bắt đầu cai sữa cho con. Tuy nhiên, một số phụ nữ lại gặp phải những thay đổi này kéo dài tới sau cả giai đoạn cai sữa.
Hoạt động thể chất quá mức
Phụ nữ tham gia vào các môn thể thao nặng, như vận động viên có nhiều khả năng bị kinh nguyệt ít vì một số lý do: chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể thấp, luyện tập quá mức.
Các chuyên gia y tế đã chỉ ra mối liên hệ giữa lượng mỡ trong cơ thể với rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là chứng vô kinh (không có chu kỳ kinh nguyệt). Mặc dù không có con số chính xác, các chuyên gia tin rằng khi chất béo trong cơ thể giảm xuống dưới 15% trọng lượng cơ thể, dòng chảy kinh nguyệt có xu hướng dừng lại hoặc trở nên ít hơn.
Viêm nội mạc tử cung kéo dài
Viêm nội mạc tử cung là một tình trạng gây viêm bên ngoài tử cung hình thành do vi khuẩn, vi trùng, nấm, phá thai, phẫu thuật hoặc sử dụng lâu dài các dụng cụ tránh thai. Một trong những triệu chứng của nó là kinh nguyệt ra ít. Viêm nội mạc tử cung không phải là bệnh gây tử vong nếu được điều trị sớm bằng kháng sinh. Nếu không, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và vô sinh.
Hội chứng Sheehan
Hội chứng Sheehan là một tình trạng gây tổn thương tuyến yên, còn được gọi là “tuyến thượng thận”, do bị chảy máu nhiều trong khi sinh có thể khiến tuyến yên bị hoại tử. Khi điều này xảy ra, sự thiếu hụt các chất kích thích tố quan trọng gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít.
Tuy nhiên, tình trạng này hiện nay rất hiếm xảy ra vì trang thiết bị y tế công nghệ cao đã chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sau sinh tốt hơn.
Hội chứng Asherman
Hội chứng này cũng là một tình trạng hiếm gặp gây ra sự hình thành các mô sẹo tích tụ giữa các bức tường trong khoang tử cung. Điều này khá phổ biến ở những phụ nữ đã từng làm nong tử cung và thủ thuật nạo hút thai (còn gọi là D&C) khiến buồng tử cung bị dính. Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh này đều có dấu hiệu kinh nguyệt ra ít hoặc kinh nguyệt bị chặn, gây ra đau vùng chậu hoặc đau bụng kinh.
Gen di truyền
Kinh nguyệt ra ít hoặc rối loạn kinh nguyệt có thể là do di truyển. Các gen trong cơ thể bạn lập trình sẵn khi nào chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, đến độ tuổi nào thì kết thúc và bất kỳ triệu chứng hiện tượng kinh nguyệt nào bạn sẽ gặp phải. Bạn không thể can thiệp hay làm bất cứ điều gì để giải quyết tình trạng này, ngoại trừ xử lý các vấn đề về sinh sản khi chúng phát sinh.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu và chống loạn thần có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bị hiện tượng kinh nguyệt ra ít sau khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Giảm hoặc tăng cân đột ngột
Giảm hoặc tăng cân trong một thời gian ngắn có thể tạo ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bạn có thể gặp dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như: kinh nguyệt ra ít, rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên chu kỳ này sẽ trở lại bình thường ngay khi cơ thể bạn trở lại trạng thái ổn định về cân nặng.
Để “đối phó” với tình trạng này, chị em phụ nữ nên học tập những biện pháp sau:
Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ để tránh tạo áp lực căng thẳng thần kinh và stress. Ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý.
Tập thể dục thể thao nhẹ nhành giúp máu huyết lưu thông.
Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là “vùng kín” để tránh viêm nhiễm sinh dục sau mỗi lần đi vệ sinh và lau khô ráo vùng kín. Trong giai đoạn có kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh sau 3-4h tránh để vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Hạn chế uống các chất kích thích như bia rượu, cà phê để điều hòa kinh nguyệt.
Nếu bạn còn thắc mắc hay có những vấn đề phụ khoa “khó nói” hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0394 976 999 để được các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn và giải đáp miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Triệu chứng khi có kinh nguyệt
Trước ngày hành kinh khoảng 1 tuần, những triệu chứng khi có kinh nguyệt đã bắt đầu xuất hiện. Với những người kỳ kinh không đều thì khó nhận biết nhưng với những người kỳ kinh đều...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đều có bị vô sinh không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, em năm nay 26 tuổi, em lấy chồng đã 2 năm nay, vợ chồng em vốn có ý định cưới xong sẽ có em bé ngay chứ không “kế hoạch” gì, với chồng em thường xuyên đi làm xa nên...Xem chi tiết
-
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?
Khi bước vào tuổi dậy thì các bạn gái sẽ có những thay đổi quan trọng đánh dấu sự trưởng thành, trong đó sự xuất hiện của kinh nguyệt là một dấu hiệu rõ ràng và đặc biệt nhất. Tuy...Xem chi tiết
-
Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, con gái tôi năm nay 18 tuổi, cháu có kinh được 4 năm rồi. Mỗi lần cháu có kinh là mỗi lần cháu nó rất khổ sở vì đau bụng kinh. Hai năm đầu cháu đau...Xem chi tiết
-
Làm sao để kinh nguyệt đều đặn trở lại?
Có lẽ những chị em nào ở trong hoàn cảnh “Đèn đỏ thất thường” mới thực sự hiểu được cảm giác khó chịu và sự lo lắng. Chính vì thế mà “Làm sao để kinh nguyệt đều đặn trở...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đến sớm có sao không?
Kinh nguyệt không đều luôn là nỗi lo lắng của các chị em phụ nữ. Đặc biệt là khi kinh nguyệt đến sớm mà không hề có dấu hiệu nào báo trước khiến chị em không kịp chuẩn bị. Phòng khám...Xem chi tiết