Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa tắc vòi trứng

Lượt xem: 21477

Tắc vòi trứng là một bệnh phụ khoa phổ biến, bệnh có thể làm cản trở khả năng thụ thai, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Thậm chí, tắc vòi trứng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tắc vòi trứng là gì? Biểu hiện của bệnh như thế nào và có cách gì để chữa khỏi bệnh tắc vòi trứng hay không? Các bác sĩ từ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp câu hỏi của các chị em phụ nữ qua bài viết dưới đây.

Vòi trứng là bộ phận nằm trong cơ quan sinh dục nữ, có cấu tạo một đầu gắn vào tử cung, đầu kia thông với buồng trứng. Trong quá trình thụ tinh, noãn và tinh trùng sẽ gặp nhau tại vòi trứng, tiếp đó sẽ di chuyển đến buồng trứng để làm tổ.

Vòi trứng có độ dài 10-12 cm, có độ rộng khá bé chỉ bằng đầu nhỏ chiếc đũa. Khi chụp tử cung, vòi trứng với thuốc cản quang có thể giúp nhìn thấy vòi trứng thông suốt giống như một sợi chỉ trắng trên nền của phim.

Biểu hiện tắc vòi trứng

Nguyên nhân tắc vòi trứng

Nếu bị tắc vòi trứng hoặc bị dính với bộ phận khác, vòi trứng sẽ bị teo hẹp lại, chít nhỏ chỉ bằng 1 sợi cước. Khi đó, tắc vòi trứng sẽ ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và noãn gặp nhau ảnh hưởng tới trứng đi về phía tử cung.

Tắc vòi trứng có thể do một số nguyên nhân sau:

Bẩm sinh: Tắc vòi trứng có thể do bẩm sinh gây thiếu hụt một phần hay toàn bộ vòi trứng. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Viêm nhiễm phụ khoa: Nhiễm khuẩn âm đạo, cổ tử cung lan ngược lên trên gây viễm nhiễm phần phụ hoặc do lạc nội mạc tử cung. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tắc vòi trứng.

Nhiễm khuẩn: Phổ biến nhất là nhiễm khuẩn lậu, 15% phụ nữ bị nhiễm khuẩn lậu ở cổ tử cung không có biểu hiện những đã phát triển thành viêm vòi trứng cấp mà hậu quả là chít hẹp hoặc tắc vòi trứng. Khi quan hệ tình dục không an toàn, phụ nữ dễ bị lây nhiễm khuẩn từ bạn tình: tinh trùng nhiễm bệnh sẽ theo cổ tử cung vào tử cung và đến vòi trứng gây viêm nhiễm vòi trứng, sau đó gây ra tắc vòi trứng.

Một số nguyên nhân khác: Vệ sinh “vùng kín” không sạch sẽ và thường xuyên, có tiền sử nạo phá thai nhiều lần, đặt dụng cụ tránh thai không đảm bảo cũng gây viêm nhiễm âm đạoviêm cổ tử cung dẫn đến tắc vòi trứng và viêm nhiễm ngược lại cho bộ phận sinh dục. Nhiễm khuẩn huyết nặng, viêm ruột thừa cũng gây ra tắc vòi trứng.

Biểu hiện tắc vòi trứng

Mặc dù tắc vòi trứng không có biểu hiện rõ ràng những bạn vẫn có thể chú ý những thay đổi bất thường của cơ thể, có thể là dấu hiệu của tắc vòi trứng.

Rối loạn kinh nguyệt: Tắc vòi trứng cũng là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến buồng trứng, gây tổn thương chức năng của buồng trứng và cản trở việc rụng trứng. Do đó, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Các chị em cần cảnh giác khi chu kỳ kinh nguyệt của mình bỗng trở nên thiếu ổn định.

Đau bụng dưới: Biểu hiện có thể là đau bụng, đau lưng, sưng cứng bụng, đi kèm là các triệu chứng buồn đi tiểu liên tục, tiểu rắt, tiểu buốt, són tiểu…

Ngoài các biểu hiện nói trên, các chị em có thể bị tăng dịch tiết âm đạo, ra nhiều khí hư, đau khi giao hợp, rối loạn chức năng tiêu hóa, mệt mỏi.

Các triệu chứng của tắc vòi trứng này có thể khiến bạn nhầm lẫn sang các bệnh khác và tự ý mua thuốc về điều trị sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn. Để chẩn đoán bệnh tắc vòi trứng bệnh nhân cần phải đến các phòng khám phụ khoa uy tín để được chẩn đoán hình ảnh HSG, nội soi và làm các xét nghiệm chuyên khoa. Khi chụp tử cung – vòi trứng bằng thuốc cản quang sẽ cho biết tình trạng tử cung và vòi trứng.

Cách chữa tắc vòi trứng

Khi bị tắc vòi trứng phải làm sao? Hiện nay, rất nhiều phương điều trị tắc vòi trứng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ áp dụng phù hợp với từng người bệnh.

Cách chữa tắc vòi trứng

Một số phương pháp phổ biến được dùng là:

Phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi: Dùng cho trường hợp tắc ống dẫn trứng ở đoạn xa, có tổn thương nhẹ dễ chữa. Để cải thiện khả năng bắt trứng, bác sĩ sẽ cắt bỏ những dải dây dính quang ống dẫn trứng và loa vòi.  Tỷ lệ phụ nữ có thai sau 12 tháng nhờ phương pháo này là 40%.

Phẫu thuật nội soi thông ống dẫn trứng: Trường hợp tắc ống dẫn trứng đoạn gần chiếm 10-25% về bệnh lý ống dẫn trứng. Với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thông ống dẫn trứng bằng cách đặt bộ phẫu thuật nội soi vào buồng tử cung sau đó sẽ đưa một cathater vào lỗ ống dẫn trứng giúp đẩy những loại bỏ những mẫu mô vụn cũng như tách những chỗ dính trong lòng ống dẫn trứng. Phương pháp này được đánh giá là tỷ lệ thành công cao lên đến 85%.

Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: Khi bệnh biến chứng nặng hơn sẽ khiến ống dẫn trứng bị tắc ứ dịch nặng. Bác sĩ không thể thực hiện tái tạo loa vòi được vì khả năng hồi phục kém sẽ tăng tỉ lệ có thai ngoài tử cung. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ ống dẫn trứng bị ứ dịch sát góc tử cung, chừa lại tử cung à buồng trứng.

Bơm hơi để thông vòi trứng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp hẹp một đoạn ngắn. Hiệu quả của can thiệp này phụ thuộc vào phụ thuộc vào tình trạng bệnh (tắc nhiều, hay ít) nguyên nhân tắc (do u, sẹo dính, xoắn vặn,…) giai đoạn bệnh mới bị hay lâu rồi. Tuy nhiện, đây ra phương pháp đã cũ, ít được sử dụng trong y học hiện nay vì tỷ lệ thành công chỉ đạt từ 20-40% và bệnh nhân dễ bị tắc lại sau thời gian ngắn.

Phẫu thuật nội soi giúp bác sĩ quan sát tử cung – buồng tử cung, tai vòi trứng một cách đầy đủ và chính xác nhất nên y học hiện đại thường sử dụng phương pháp này để chữa tắc vòi trứng. Ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tái tạo vòi trứng.

Hãy là người phụ nữ thông minh biết chăm sóc cơ thể mình, chủ động phòng tránh các bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của mình. Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh phụ khoa.

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh với các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại là nơi bạn có thể tin tưởng đến khám và tư vấn về các bệnh phụ khoa. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ theo số máy 0394 976 999 để được tư vấn miễn phí và kịp thời nhất.

Đánh giá: 
Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa tắc vòi trứng
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  177 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?