Đau bụng kinh là gì? 5 cách chữa đau bụng kinh nguyệt

Lượt xem: 23502

Đau bụng kinh là một trong những triệu chứng gây phiền toái nhiều nhất cho các chị em phụ nữ khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Thống kê cho thấy, cứ 10 phụ nữ thì có đến 9 người bị đau bụng kinh. Thông thường, cơn đau bụng kinh chỉ âm ỉ, nhẹ nhàng nhưng không hiếm các trường hợp các bạn nữ bị đau nặng, gây ảnh hưởng đến việc học và làm việc. Họ thường có những cơn đau vật vã xuất hiện ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt. Các bác sĩ của phòng khám Hưng Thịnh sẽ hướng dẫn cho bạn những cách chữa đau bụng kinh nguyệt “siêu” hiệu quả để các bạn nữ không còn nỗi “ám ảnh” mỗi khi tới tháng.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh nguyệt có thể xuất hiện ở bất kỳ người phụ nữ nào, bất kỳ độ tuổi nào. Thông thường tình trạng này xảy ra ở giai đoạn dậy thì hoặc ở những phụ nữ còn trẻ. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đau bụng kinh là cảm giác đau quặn ở phái bụng dưới, thường kèm theo một vài cơn đau ở phần lưng dưới hoặc phía trên của đùi.

Đau bụng kinh nguyệt

Cách chữa đau bụng kinh “siêu” hiệu quả

Có một số phương pháp khá đơn giản để giúp chị em trị đau bụng kinh hiệu quả:

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Trước hết, hãy thử thay đổi lịch sinh hoạt cũng như làm việc của mình; chế độ vận động nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng cũng nên được “đồng bộ hóa” với lịch làm việc để hạn chế tối đa tình trạng đau bụng kinh.

Không làm việc quá sức, hạn chế thức khuya.

Giữ cho tinh thần luôn thoải mái thư thái.

Đi bộ và vận động nhẹ nhàng trước, trong và sau kỳ kinh để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể. Tập Yoga cũng là liệu pháp không tồi để giảm thiểu nguy cơ bị đau bụng kinh.

Ăn đủ chất, hạn chế đồ ngọt, đồ ăn cay nóng dễ gây táo bón làm cho cơn đau bụng kinh nặng thêm. Cùng với đó nên ăn nhiều rau để cung cấp chất xơ cho cơ thể.

Bổ sung chất khoáng, canxi và các loại vitamin.

Không uống các đồ uống có chứa caffein vì chất này sẽ khiến bạn dễ khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày có kinh nguyệt.

Chữa đau bụng kinh bằng thuốc Đông y

Chữa đau bụng kinh nguyệt là một thế mạnh của Đông y, đặc biệt là khi cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội kéo dài. Bài thuốc Đông y được nhiều người áp dụng là bài thuốc hành khí, điều kinh. Thành phần của bài thuốc này gồm một số vị như hương phụ, ô dược, sa nhân, thanh bì, ích mẫu, ngưu tất...

Thay đổi tư thế ngủ

Nhiều phụ nữ sẽ không nghĩ đến các tư thế nằm ngủ lại là một cách trị đau bụng kinh hiệu quả. Các bạn nữ có thể kết hợp các tư thế ngủ với các cách chữa đau bụng kinh khác để đạt được hiệu quả mong muốn.

Nằm nghiêng, co người: Tư thế này được các chuyên gia y tế đánh giá là có tác dụng giảm đau hiệu quả nhất. Tư thế nằm nghiêng co người khiến cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng. Bác sĩ khuyến cáo nên nằm nghiêng về bên phải, sẽ không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, giúp giấc ngủ sâu, tránh ác mộng.

Nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối: Tư thế này mang lại sự thoái mái dễ chịu cho các chị em trong kỳ kinh nguyệt. Khi kê gối dưới đầu gối sẽ giúp phần cột sống bớt nhức mỏi và hạn chế các cơn đau, từ đó tránh cho bạn tình trạng đau lưng và đau bụng dưới do “đèn đỏ”.

cách chữa đau bụng kinh hiệu quả

Ngoài ra, một số “mẹo” nhỏ đơn giản cũng được nhiều người áp dụng tại nhà để điều trị đau bụng kinh.

Mát-xa nhẹ nhàng phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau hiệu quả.

Dán cao, xoa dầu; chườm nước ấm; đắp gừng tươi vào phần bụng dưới giảm đau bụng kinh khi tử cung co thắt để đẩy máu kinh ra ngoài.

Uống sữa, sữa chua giúp bổ sung canxi, một nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ bổ sung canxi mỗi ngày sẽ giảm 30% nguy cơ đau bụng khi có kinh nguyệt.

Với một số cách chữa đau bụng kinh “siêu” hiệu quả mà phòng khám Hưng Thịnh gợi ý phía trên sẽ giúp chị em giảm hẳn cơn đau bụng và những khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt một cách dễ dàng và hiệu quả. Nếu gặp trục trặc về rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể liên hệ theo số máy 0394 976 999 để được các chuyên gia từ phòng khám Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.

Đánh giá: 
Đau bụng kinh là gì? 5 cách chữa đau bụng kinh nguyệt
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  478 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?